Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá Sa kê đơn giản hiệu quả ?
Cách Chữa bệnh tiểu đường bằng lá sa kê là một giải pháp hữu hiệu bằng y học cổ truyền vì lá sa kê có công năng rất hiệu quả để chữa bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 hãy cùng blog sức khỏe 180 tìm hiểu tiếp nhé.
Theo Tổ chức Y tế thế giới và Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường (tiểu đường) nhanh nhất thế giới. Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 6 trong số các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và những biến chứng nặng nề như mù lòa, tàn phế, suy thận, suy tim…
Lương y Phạm Như Tá tại phòng khám Y học cổ truyền được nhạc phụ – y sư Trần Khiết truyền lại Nhận thức rõ sự nguy hiểm của căn bệnh này, cùng với Tây y, trong những năm qua Đông y cũng rất tích cực trong việc nghiên cứu và sáng chế những bài thuốc điều trị, hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Đáp ứng sự quan tâm của độc giả, từ số này, báo GĐ&XH Cuối tuần khởi đăng loạt bài về những bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường nổi tiếng cả nước dưới sự đánh giá, phân tích của các chuyên gia Đông y hàng đầu.
Hàng chục năm theo nghiệp bốc thuốc cứu người, ông Phạm Như Tá đặc biệt trăn trở trước sức ảnh hưởng ghê gớm của bệnh tiểu đường.
Trước đây, bệnh tiểu đường còn bị xem là “bệnh nhà giàu”. Nhưng đến giờ, căn bệnh này không loại trừ một đối tượng nào.
Thấu hiểu những tác động xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống mà bệnh nhân bị tiểu đường phải gánh chịu, ông Tá đã dày công nghiên cứu và cho ra đời bài thuốc áp chế căn bệnh quái ác này từ loại dược liệu phổ biến – lá cây sa kê. Bài thuốc quý từ lá cây sa kê Lương y Phạm Như Tá (Số 78 đường Phó Đức Chính, phường 1, quận Bình Thạnh, TP.HCM) sinh năm 1953 tại tỉnh Phú Yên. Trước năm 1975, ông theo nghề dạy học ở Quảng Nam.
Sau đó, ông lập gia đình với một người phụ nữ xuất thân trong gia đình có truyền thống y học. Cũng từ đây, ông chịu những ảnh hưởng về nghề thuốc từ phía gia đình vợ. Ông chia sẻ: “Khi lập gia đình, tôi được nhạc phụ – Y sư Trần Khiết, nguyên giảng viên, Chủ nhiệm Bộ môn y lý cổ truyền trường Đại học y dược TP.HCM dạy bảo: “Phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (Đại ý: Khi cha mẹ còn sống, con cái không nên ở xa).
Hiểu nỗi lòng của bậc sinh thành, tôi đã bàn với vợ cùng theo cha học nghề y để tiện chăm sóc các cụ”. Quyết định gác lại nghề giáo để theo nhạc phụ vào Sài Gòn học nghề là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời lương y Phạm Như Tá.
Bắt đầu từ con số 0, ông cần mẫn học rồi tìm tòi, nghiên cứu những bài thuốc hay trong dân gian. Thời gian đầu, nhờ sự kiên trì mày mò, ông đã tìm được những bài thuốc đơn giản nhưng cực kỳ hiệu nghiệm trong điều trị bệnh.
Chẳng hạn, khi điều trị bệnh sốt ban ở trẻ em, ông chỉ cần chọn lấy một nắm nhỏ lá non của cây chùm ruột (có rất nhiều trong tự nhiên) đem rửa sạch, giã nhỏ, lọc lấy nước và cho thêm một chút đường hay muối rồi uống. Gặp phải trường hợp trẻ sốt cao, ông lấy bã của loại cây có vị chua này đem chà xát lên người. “Bên cạnh những vị thuốc “cây nhà lá vườn”, tôi bắt đầu nghiên cứu các tư liệu, sách chú về y dược.
Tôi may mắn được nhiều người quen biết am hiểu về thuốc truyền đạt lại kinh nghiệm. Sau khi áp dụng và thấy đạt hiệu quả, tôi đã hỏi bố vợ và được cụ chỉ dạy tận tình. Lúc đó, tôi mới chợt nhận ra đã bị nghiệp bốc thuốc lôi cuốn tự lúc nào chẳng hay”, lương y Tá cho biết. Năm 1988, lương y Tá chính thức theo học Trường Y học dân tộc thuộc Trung tâm đào tạo y dược ở TP.HCM. Năm 1991, ông tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi.
Ra trường, theo ước nguyện của cha vợ và cũng là mong muốn được theo học nghề, ông trở thành trợ lý giảng dạy cũng như biên soạn tài liệu sách, cùng Y sư Trần Khiết ngày ngày lên giảng đường đại học. Những năm tháng làm học trò của Y sư Trần Khiết, lương y Tá may mắn được thừa hưởng nhiều kiến thức y học quý giá.
Cũng nhờ những kiến thức này, ông đã tự nghiên cứu ra bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường từ loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam – cây sa kê. Lương y Tá cho biết: “Đối với y học hiện đại, bệnh tiểu đường được xem là một trong những chứng bệnh nan y rất khó chữa trị dứt điểm. Đa số khi phát hiện, người bệnh thường đã bị biến chứng ở mức độ rất nghiêm trọng, gây nguy cơ tử vong cao.
Trong Đông y từng ghi nhận nhiều loại thảo dược có tác dụng với căn bệnh này nhưng tôi đặc biệt chú ý tới cây sa kê. Lá cây sa kê có công năng hiệu quả trong việc Cách Chữa bệnh tiểu đường.
Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá Sa kê
Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng có thể dùng vị thảo dược này điều trị rất hiệu quả”. Lương y Tá hướng dẫn cách chế biến bài thuốc từ loại lá cây này như sau: “Lấy lá sa kê tươi 100g (khoảng 2 lá), quả đậu bắp tươi 100g, lá ổi non 50g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hàng ngày”.
Ông cho biết thêm, tùy tình trạng bệnh của bệnh nhân mà sẽ có sự điều chỉnh, gia giảm thuốc sao cho phù hợp để có hiệu quả hơn.
Theo lương y, bệnh nhân nên chia bài thuốc từ lá sa kê làm hai đợt, mỗi đợt kéo dài 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân nên đi xét nghiệm để kiểm tra nồng độ đường trong máu đã trở lại bình thường hay chưa. Ngoài ra, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cần có chế độ tập luyện phù hợp và thực đơn ăn kiêng dành cho người bị bệnh đái tháo đường.
Viết bởi Vân Phạm
Nick name của mình là Vân Phạm, blog này là nổ lực của mình và một người bạn để học hỏi và chia sẻ những kiến thức nấu ăn. Cảm ơn các bạn đã xem blog. Hãy ghé lại đây vào một ngày gần nhất nhé :)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét